Hướng dẫn sử dụng EDTA trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, hóa chất EDTA đóng vai trò quan trọng có công dụng như một nguồn cung thực phẩm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của tôm cá. Dùng sản phẩm EDTA trong thủy sản đúng cách mang đến mùa thu hoạch thuận lợi và không gây ra tác dụng phụ. Hãy cùng Hoàng Gia Thịnh tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng EDTA trong nuôi tôm cá hiệu quả ngay dưới đây!

Hướng dẫn sử dụng EDTA trong nuôi trồng thủy sản tôm cá hiệu quả

EDTA TRONG THỦY SẢN LÀ GÌ?

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, EDTA (EthyleneDiamineTetraacetic Acid) là hóa chất có khả năng tạo phức mạnh với các kim loại nặng như: sắt, thủy ngân. Nhờ đó, EDTA thường được sử dụng để xử lý nước bẩn, bao gồm loại bỏ hoặc giảm độc tính từ kim loại, giúp môi trường nước trong sạch hơn và an toàn cho sinh vật thủy sản.

Ngoài ra, EDTA còn có tác dụng điều chỉnh và ổn định chất lượng nước như: hạ kiềm, cân bằng độ pH, giảm độ cứng của nước…

Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất EDTA trong môi trường nước không đúng cách có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe sinh vật sống trong đó. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ Cách sử dụng EDTA trong nuôi tôm cá ở phần tiếp theo!

Để tìm hiểu kỹ hơn về EDTA, tham khảo: EDTA là gì?

EDTA dụng trong thủy sản là gì?

CÔNG DỤNG CỦA EDTA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 

  • Loại bỏ đi các khoáng chất và cặn bã nhờn tích tụ trong nước, giảm độ nhờn, váng bọt.
  • EDTA hạ kiềm, làm giảm phèn, duy trì pH ổn định trong ao nuôi
  • Vô hiệu hóa độc tố từ hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, bài trừ các khí độc trong nước như H2S, NO2, CO, NH3,…  
  • Khử kim loại nặng, chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của tảo độc và nấm khuẩn. 
  • Trong nuôi tôm, EDTA có công dụng điều chỉnh nồng độ ion canxi và magie trong nước, hỗ trợ quá trình lột xác và sinh trưởng của tôm 
  • Chống sốc, bảo vệ vật nuôi khi ở trong môi trường mưa, gió thất thường. 
  • Giảm hiện tượng đục nước, cải thiện môi trường sống của vật nuôi giúp gia tăng hiệu suất thủy sản.

Công dụng, lợi ích khi sử dụng EDTA trong ao nuôi trồng thủy hải sản tôm cá

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EDTA TRONG AO NUÔI TÔM CÁ

  • Thời điểm: EDTA hoạt động tốt nhất là từ: 8 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Có thể dùng sản phẩm lúc 9-11 giờ đêm để khử khí độc trong nước và cung cấp thêm oxy cho tôm 
  • Xử lý định kỳ: Trong 7 ngày với liều lượng tiêu chuẩn 1ppm  (1 ppm= 1 kg /1000 m3). 
  • Cách sử dụng: Rải đều bột EDTA xuống ao, sau đó  bật quạt chạy liên tục 6 tiếng để chất hóa học hòa tan nhanh hơn. 

Tuy nhiên, liều lượng và cách sử dụng EDTA đôi lúc sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường và tình trạng của ao nuôi: 

  • Xử lý tôm kéo đàn với liều lượng EDTA: 1.5ppm, kết hợp thêm 1 gói C sủi.
  • Xử lý nước trong trại tôm giống: 1-2 ppm, dùng trước khi thả giống 2 ngày 
  • Ao nuôi ở vùng có độ mặn thấp và đất nhiễm phèn: 2-5 ppm, dùng trước khi bón vôi để nâng độ kiềm trong ao
  • Phân giải khí độc, khử phèn nhôm, lắng tụ lơ lửng, tạo màu nước đẹp: 2.5 ppm
  • Giảm độ cứng và làm mềm nước: 5 ppm. 

BẢO QUẢN: Để EDTA nơi khô ráo, không để sản phẩm tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh nắng gắt. Tránh xa tầm tay trẻ em.

Ứng dụng của EDTA trong nuôi trồng thủy sản

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LIÊN QUAN VỀ EDTA

1. Sử dụng loại EDTA nào trong nuôi tôm là hợp lý nhất?

EDTA có rất nhiều sản phẩm như EDTA-H4, EDTA-H2Na2, EDTA-HNa3, EDTA-Na4 nhưng trong nuôi tôm và thủy sản, 2 loại phù hợp nhất là EDTA 2Na (Disodium EDTA) và EDTA 4Na (Tetrasodium EDTA).

>>> Tham khảo: Premix EDTA – Hóa chất Xử lý nước, khử phèn, trợ lắng & làm sạch ao nuôi!

Premix EDTA - Hóa chất làm sạch váng nước, khử phèn, trợ lắng ao nuôi tôm cá

2. EDTA có độc không?

Các báo cáo khoa học chỉ ra rằng EDTA là chất an toàn, không có độc và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vì nó vẫn là 1 hóa chất nên sẽ có tác dụng phụ nếu tiếp xúc lâu dài. Vì vậy bạn cần hạn chế để dính vào da, đặc biệt là vùng mắt. 

Phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và mang găng tay, khẩu trang, các đồ bảo hộ đi kèm khi dùng sản phẩm. 

3. Đánh EDTA vào lúc nào là tốt nhất?

Thời điểm đánh EDTA thích hợp nhất là giữa sáng và trưa (8H-1H) hoặc 9-11 giờ tối. 

4. Làm sao để phân biệt được EDTA thật – giả? 

Việc nhận biết Edta thật giả trong thủy sản rất dễ dàng, chỉ cần hòa tan natri edta vào nước, nếu chất này tan hoàn toàn trong nước, không có hiện tượng bọt khí, bay hơi hay phát xạ nhiệt là hàng thật.  

Ngoài ra, người mua có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các cách sau:

  • Kiểm tra bao bì sản phẩm, đảm bảo hình ảnh và chữ được in rõ nét, không bị nhoè.
  • Tra tìm thông tin của công ty, nhà sản xuất  trên google, xem đánh giá, review. 
  • Với những nhà phân phối lớn và uy tín sẽ có thêm giấy chứng nhận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Trên bao bì cũng sẽ ghi số lô tương ứng với bản chứng nhận nguồn gốc.

HOÀNG GIA THỊNH – ĐỊA CHỈ BÁN EDTA HÀNG THẬT, GIÁ TỐT, CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN 

Cửa hàng hóa chất Hoàng Gia Thịnh là đại lý hóa chất chính thức của Công ty Hóa chất Phát An Phú – công ty chuyên phân phối EDTA giúp nuôi trồng thủy sản chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam, sở hữu những lợi thế vượt trội: 

  • Là thương hiệu có uy tín lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu & phân phối hóa chất ngành nuôi trồng thủy sản. 
  • Đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, có chứng nhận và giấy tờ sản xuất từ nhà nước.
  • Đã hợp tác với nhiều cá nhân và doanh nghiệp, nhận được nhiều phản hồi tốt về sản phẩm.
  • Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được in trên bao bì kèm bản hướng dẫn sử dụng chi tiết.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải đáp bất cứ khi nào bạn cần.
  • Giá cả hợp lý, tặng nhiều ưu đãi, voucher cho khách hàng mới và cả khách hàng cũ. 

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách sử dụng EDTA cho từng trường hợp cụ thể khi nuôi tôm cá, thủy sản,… Nếu có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với Hoàng Gia Thịnh để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm & chính sách chiết khấu nhé! 

Scroll to Top