Cách diệt khuẩn bằng thuốc Iodine dùng trong thủy sản PVP-I

Hóa chất Iodine dùng trong thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tôm cá,… Tuy nhiên, để tăng cường tính khử trùng và tăng hiệu quả diệt khuẩn của iodine khi nuôi trồng thủy sản cần phải sử dụng đúng cách. Trong bài viết này, Hoàng Gia Thịnh sẽ giải đáp Iodine là thuốc gì và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng iodine trong môi trường nuôi thủy sản (PVP-Iodine), tham khảo ngay!

Thuốc diệt khuẩn iodine dùng trong thủy sản - PVP-Iodine

IODINE VÀ IODINE TRONG THỦY SẢN LÀ GÌ?

Iodine (I-ốt) là một nguyên tố hóa học, ký hiệu: I và có só nguyên tử: 53, là một phi kim thuộc nhóm Halogen và nằm trong nhóm 17. Ở trạng thái rắn, Iodine có màu tím đậm (tím đen), được sử dụng phổ biến trong y học, công nghiệp và nông nghiệp nhờ tính chất sát trùng và khử khuẩn mạnh.

Iodine trong thủy sản còn được gọi là “PVP-Iodine (PVP-I)” là một hợp chất hóa học chứa: Polyvinylpyrrolidone và Iodine có khả năng kháng khuẩn mạnh.  PVP-I có dạng bột, màu đỏ thẫm, mùi đặc trực và hòa tan trong Ethyl Alcohol và nước lạnh.

PVP-Iodine phổ biến trong nuôi trong nuôi trồng thủy sản với mục đích bảo vệ sức khỏe của các loài thủy sinh bởi: PVP-Iodine giải phóng iodine từ từ, ít gây kích ứng cho môi trường nước và động vật thủy sinh.

Iodine là gì? Iodine trong thủy sản là PVP-I

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN CỦA IODINE TRONG THỦY SẢN

1. Cơ chế hoạt động của thuốc thủy sản Iodine

Trong nuôi trồng thủy sản, Iodine được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh và virus gây bệnh cho động vật thủy sinh. Dưới đây là các cơ chế hoạt động của iodine thủy sản (PVP-Iodine):

  • Phức hợp Povidone-Iodine (PVP-Iodine) sau khi được thêm vào môi trường nước sẽ phóng thích từ từ các phân tử iodine tự do (I₂), giúp ổn định nồng độ sát khuẩn & không gây sốc cho thủy sản. Tiếp đến, các iodine sẽ thẩm thấu qua vách và màng tế bào của vi sinh vật gây bệnh (như: nấm, vi rút, vi khuẩn,…) và bắt đầu quá trình tiêu diệt chúng.
  • Với khả năng gắn vào nhóm NH của các axit amin trong protein của vi sinh vật, Iodine phá vỡ các cấu trúc protein. Điều này làm gián đoạn chức năng sống trong tế bào vi sinh vật, dẫn đến suy yếu và cuối cùng tế bào bị tiêu diệt.
  • Ngoài ra, Iodine cũng oxy hóa nhóm SH trong các axit amin chứa lưu huỳnh (như cysteine), phá vỡ các liên kết S-S (disulfide), gây rối loạn cấu trúc và cản trở quá trình tổng hợp protein, từ đó làm suy yếu khả năng sống sót của vi sinh vật. Hoặc các liên kết C=C trong các axit béo ở màng tế bào vi sinh vật cũng có thể bị Iodine phá vỡ, gây ra tổn thương màng tế bào và làm vi sinh vật mất khả năng bảo vệ.
  • Đối với vi rút (virus), iodine sẽ phá hủy cấu trúc acid nucleic (DNA/RNA) và lớp vỏ protein, ngăn chặn chúng lây nhiễm và sinh sản trong môi trường nước.

2. Tác dụng của Iodine trong thủy sản

  • PVP-I được sử dụng trong diệt virus trên trứng cá hồi và nấm, tiêu diệt ấu trùng và các vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước như Vibrio spp, Aeromonas spp, Virus WSSV gây bệnh đốm trắng ở tôm….
  • Hàm lượng iodine trong PVP-I chỉ chiếm 9-12% nên quá trình hòa tan và giải phóng iodine diễn ra chậm rãi, tạo điều kiện cho vật nuôi thích ứng với hóa chất.
  • PVP-I duy trì tác dụng khử khuẩn kéo dài từ 4-6 giờ, không làm kích ứng tế bào và mô của tôm cá.
  • Nhờ mang tính chất oxy hóa đặc trưng của nhóm Halogen, PVP Iodine có thể tiêu diệt vi rút với nồng độ 50ppm chỉ trong 15 phút.
  • Được sử dụng để sát trùng trứng cá, tôm, và nauplii trước khi ấp.
  • PVP-I có thể tạt xuống ao để sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm, cá mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
  • So với các loại hóa chất diệt khuẩn khác như Chlorine hay TCCA thì PVP-I có nhiều ưu điểm như: thành phần lành tính an toàn, không ăn mòn kim loại, không gây dị ứng, không làm ô nhiễm môi trường và tạo cặn dưới đáy ao nuôi.
  • Iodine trong PVP-I cũng có khả năng tiêu diệt các loại tảo độc hại trong ao nuôi và kiểm soát, ngăn chặn sự phát triển của tảo. Điều này giúp duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong nước và không dẫn đến sự việc chết hàng loạt tôm, cá do cạn kiệt oxy.

Công dụng - Tác dụng của thuốc diệt khuẩn thủy sản iodine (povidone iodine)

CÁCH SỬ DỤNG IODINE TRONG THỦY SẢN HIỆU QUẢ

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Iodine thủy sản trong từng trường hợp cụ thể:

1. Diệt khuẩn nguồn nước

Liều lượng tắm Iodine:

  • Diệt virus: 0,4 mg/L
  • Khử vi khuẩn: 0,2 mg/L
  • Loại bỏ vi sinh vật: 0,2 mg/L

Cách dùng: Pha loãng nồng độ thuốc trước sau đó mới tưới đều xuống ao.

Thời gian sử dụng: 1 tháng/lần.

2. Sát trùng trứng tôm và ấu trùng nauplii

Liều lượng tắm Iodine:

  • 100mg/l nếu ngâm trứng trong 1 phút.
  • 400mg/l nếu ngâm trong 30 phút.

Cách dùng: Đặt trứng tôm vào dung dịch PVP-I  trong khoảng 30 giây – 1 phút, sau đó rửa lại một lần nữa bằng Iodine với nồng độ 1ppm.

Thời gian sử dụng: Mỗi khi tôm cá sinh nở.

3. Xử lý nước ao hồ thủy sản

  • Liều lượng tắm Iodine: 0,3 – 0,5 mg/L
  • Cách dùng: Pha Povidone Iodine với nước sau đó đổ từ từ vào ao.
  • Thời gian sử dụng: 2 tuần/lần.

4. Dùng Povidine trị bệnh cho cá, tôm

  • Liều lượng tắm Iodine: 0,5 – 1,0 mg/L
  • Cách dùng: Tạt đều hóa chất đã được pha loãng xuống ao 1 lần duy nhất.
  • Thời gian sử dụng: 3 ngày/lần cho đến khi tôm cá hết bệnh.

5. Diệt tảo, nấm mốc

  • Liều lượng tắm Iodine: 0,5 mg/L
  • Cách dùng: Pha loãng với nước sau đó tạt đều hóa chất xuống ao 1 lần duy nhất.
  • Thời gian sử dụng: 1 tháng/ lần.

6. Sát trùng ao tôm, bể cá

  • Liều lượng tắm Iodine: 500mg/L
  • Cách dùng: Tưới ướt bề mặt ao hồ và để nguyên trong 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước thường.
  • Thời gian sử dụng: 3 tuần/ lần.

7. Vệ sinh trang bị, dụng cụ nuôi tôm, cá

  • Liều lượng tắm Iodine: 500mg/L
  • Cách dùng: Ngâm dụng cụ trong dung dịch iodine khoảng 15 phút.
  • Thời gian sử dụng: 1 tuần/ lần.

8. Xử lý bè tôm cá

  • Liều lượng tắm Iodine: 1/1000 mg/L
  • Cách dùng: Pha loãng thuốc khử khuẩn và tạt lên vách bè, sau đó phơi nắng từ 2-3 ngày.
  • Thời gian sử dụng: Sau khi kết thúc mùa vụ.

Bài viết liên quan: 

  • Cách dùng Povidine trị bệnh cho cá
  • Iodine COMPLEX là gì?

LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC DIỆT KHUẨN IODINE TRONG THỦY SẢN

  • PVP Iodine thủy sản hoạt động hiệu quả nhất ở trong môi trường pH 3-6 và sẽ bị giảm tác dụng khi tiếp xúc với nguồn nước có độ kiềm cao. Trong trường hợp này bạn cần phải gia tăng liều lượng hơn mức bình thường.
  • Hạn chế dùng thuốc thủy sản Iodine nếu nước có quá nhiều chất khử hữu cơ ( H2S, Mn2+, Fe2+,…) vì iodine sẽ phản ứng với chất khử làm giảm tỉ lệ I2 và tăng I-  khiến tác dụng khử trùng bị suy yếu.
  • Phải pha loãng với nước và muối trước khi sử dụng, không được rải hóa chất trực tiếp xuống nước.
  • Thời gian diệt khuẩn bằng Iodine: Buổi sáng từ 8h-10h hoặc buổi chiều từ 4h-6h, tuyệt đối không tạt vào giữa trưa lúc ánh sáng mặt trời đang gắt.
  • Đánh thêm 1 liều oxy viên hoặc glucan C kết hợp cùng để tăng hiệu quả xử ý nước và khử trùng.
  • Cho tôm cá ăn no trước khi sử dụng Iodine diệt khuẩn 1 tiếng.
  • Sử dụng thuốc thủy sản iodine cho tôm với liều lượng vừa phải, không lạm dụng hóa chất vì sẽ làm chậm khả năng sinh sản của vật nuôi.
  • Tác hại của Idoine: Trong quá trình xử lý nước, hóa chất sẽ vô tình tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi và nguồn thức ăn của vật nuôi. Vì vậy sau khi sử dụng PVP-I cần phải cấy lại men vi sinh cho ao hồ.

Hoàng Gia Thịnh hiện đang phân phối sản phẩm Bio Dine với công thức Povidone-Iodine tối ưu hơn, giúp diệt khuẩn cho nguồn nước ao nuôi và phòng trị bệnh cho tôm, cá hiệu quả. Tìm hiểu thêm về thuốc diệt khuẩn Bio Dine để bảo vệ sức khỏe cho động vật thủy sản một cách toàn diện.

Bio Dine - Thuốc thủy sản iodine cho tôm cá diệt khuẩn hiệu quả

KẾT LUẬN

Hoàng Gia Thịnh vừa chia sẻ đến các bạn iodine thủy sản (PVP-Iodine) và  cách dùng iodine trong nuôi trồng thủy sản chi tiết. Hi vọng thông qua bài viết bạn có thể sử dụng hiệu quả thuốc sát khuẩn thủy sản PVP-Iodine.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua hóa chất diệt khuẩn Povidone Iodine giá tốt & chất lượng? Đừng ngần ngại liên hệ với Cửa hàng Hóa chất Hoàng Gia Thịnh qua Hotline. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ tư vấn tận tình, giúp quý khách lựa chọn được sản phẩm Iodine tốt nhất!

Scroll to Top