Tôm bị sưng gan: Triệu chứng, Cách điều trị & Phòng ngừa

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho tôm là vô cùng quan trọng. Một trong những mối lo ngại lớn nhất cho người chăn nuôi là tôm bị  mắc bệnh gan như teo gan, vàng gan và là sưng gan. Vậy nguyên nhân khiến tôm tôm bị sưng gan là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tôm bị sưng gan: Nguyên nhân, dấu hiệu Và cách điều trị

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÔM BỊ SƯNG GAN

Dấu hiệu tôm bị sưng gan có thể được nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

1. Biểu hiện bên ngoài

  • Gan tôm phình to, rộng quá hai mép mang, màng bao gan mờ nhạt có thể nhìn thấy rõ qua vỏ.
  • Gan tôm có màu đỏ, hồng hoặc vàng nhạt, xuất hiện hiện tượng xuất huyết..
  • Vỏ tôm mềm, dễ bong tróc do gan sưng to chèn ép vào các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Tôm lờ đờ, bơi yếu, không linh hoạt.
  • Tôm bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường.
  • Tôm chết rải rác hoặc chết hàng loạt.

2. Biểu hiện bên trong

  • Khi bóc vỏ tôm thấy phần gan sưng to lồi ra ngoài chiếm phần lớn diện tích trong khoang ngực. Khối gan tụy bị vỡ và có dịch màu vàng tanh chảy ra. 
  • Mặt cắt gan có màu sắc bất thường, có thể xuất hiện các đốm trắng hoặc đen.
  • Qua kính hiển vi soi được số lượng lớn vi khuẩn trong gan (>800 cfu/ml).

Dấu hiệu nhận biết tôm bị sưng gan

TÁC HẠI KHI GAN TÔM BỊ SƯNG

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

  • Suy giảm chức năng gan: Gan sưng to khiến chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và khả năng hấp thụ thức ăn. Tôm không thể hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, dẫn đến chậm lớn, thiếu cân nặng và dễ mắc bệnh.
  • Giảm khả năng miễn dịch: Gan là nơi sản xuất các tế bào miễn dịch giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi gan bị sưng, sức đề kháng của tôm giảm đi, khiến tôm dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 
  • Tích tụ độc tố: Gan là cơ quan thải độc cho cơ thể. Khi gan bị sưng, chức năng đào thải độc sẽ suy giảm, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể tôm, gây ảnh hưởng đến đường ruột và chất lượng thịt tôm. 

2. Ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng

  • Tôm chết hàng loạt:  Sự suy giảm về sức khỏe và sức đề kháng của tôm khiến chúng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, gây ra tử vong đột ngột và đồng loạt.
  • Chất lượng tôm kém: Tôm bị sưng gan có chất lượng thịt kém, không ngon và không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

3. Gây ô nhiễm môi trường

  • Chất lượng nước ao nuôi kém: Khi tôm bị sưng gan, gan không thể thải độc hiệu quả dẫn đến sự tích tụ độc tố trong cơ thể tôm. Các chất độc hại này được bài tiết qua đường nước, làm cho nước ao nuôi bị đục và có mùi hôi thối.
  • Ngoài ra, khi tôm bỏ ăn do mắc bệnh gan thì lượng thức dư ăn thừa trong ao nuôi sẽ đóng cặn dưới đáy, tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển.

4. Ảnh hưởng đến kinh tế

  • Chi phí điều trị cao: Việc điều trị bệnh sưng gan ở tôm tốn kém nhiều chi phí cho thuốc, hóa chất và thức ăn.
  • Lỗ vốn: Tỷ lệ chết ở tôm cao khiến hiệu suất nuôi trồng bị suy giảm, người nuôi lỗ vốn.

Những tác hại khi gan tôm bị sưng

NGUYÊN NHÂN TÔM BỊ SƯNG GAN

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sưng gan ở tôm, bao gồm:

1. Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

  • Vibrio parahaemolyticus: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh sưng gan ở tôm. Loài vi khuẩn này có khả năng ký sinh trong đường ruột tôm thông qua đường thức ăn hoặc nước ao. Sau đó tiết ra chất độc gây nên tình trạng sưng gan hoặc teo gan, có khả năng làm chết tôm từ 90 đến 100%. 
  • Ngoài ra một số loại vi khuẩn khác như Vibrio alginolyticus, Streptococcus, Aeromonas cũng có thể gây ra bệnh sưng gan ở tôm, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng.
  • Các ký sinh trùng như Microsporidia, Myxosporidia Giardia hay Trichodina cũng góp phần làm gan tôm và hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn gây bệnh tấn công.

2. Độc tố

  • Hóa chất: Việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong nuôi trồng thủy sản có thể gây ngộ độc cho tôm, dẫn đến sưng gan.
  • Kim loại nặng: Kim loại nặng như đồng, chì, kẽm có thể tích tụ trong cơ thể tôm, gây ngộ độc và sưng gan.
  • Aflatoxin: Aflatoxin là một loại độc tố nấm có thể gây ngộ độc cho tôm, dẫn đến sưng gan.

3. Môi trường ô nhiễm

  • Chất lượng nước kém, không xử lý một cách hiệu quả gây tích tụ các chất thải độc hại như ammonia, nitrite và nitrate trong nước khiến tôm tiêu thụ các chất độc hại, dẫn đến bệnh sưng gan.
  • Sự biến đổi nhiệt độ, độ pH, và các yếu tố môi trường khác trong ao nuôi có thể gây ra căng thẳng và stress cho tôm. Stress môi trường có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và chức năng gan của tôm, gây ra tình trạng sưng ở gan.

4. Thức ăn và dinh dưỡng kém chất lượng

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin C, vitamin E và selen hữu cơ có thể ảnh hưởng đến chức năng gan của tôm.
  • Sử dụng thức ăn kém chất lượng: Thức ăn bị ẩm mốc, hết hạn sử dụng hoặc để bên ngoài lâu ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ tôm bị vi khuẩn tấn công.

Nguyên nhân tôm bị bệnh sưng gan, vàng gan, xuất huyết,...

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SƯNG GAN Ở TÔM HIỆU QUẢ & NHANH CHÓNG

Khi tôm có dấu hiệu bị sưng gan, bạn cần thực hiện theo quy trình sau để tôm không chết và nhanh lành bệnh

1. Bước 1: Cải thiện chất lượng nước

  • Thay 20-30% nước để loại bỏ các chất độc hại và làm sạch ao nuôi.
  • Bật quạt và tăng cường hệ thống sục khí để cung cấp đủ oxy cho tôm, có thể kết hợp với C sủi.
  • Sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao để tiêu diệt vi khuẩn và phân hủy lượng thức ăn dư thừa.

2. Bước 2: Bổ sung dinh dưỡng và trị bệnh

Trộn chế phẩm sinh học, vitamin, khoáng chất và thuốc đặc trị bệnh gan cho tôm vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng:

  • Sáng 7h-8h: PowerLac (5g) + Gan Pro (15ml) + Beta Glucan (10g)
  • Trưa 11h-12h: PowerLac (5g) + Changjian (15ml) + SH Zym (20g)
  • Chiều 3h-4h: PowerLac (5g) + Changjian (20ml)+ Superal (10ml)
  • Tối (19h-20h) : PowerLac (5g) + Gan Pro (20ml)+ Superal (10ml)

Lưu ý: 

  • Khi bị bệnh tôm đang rất yếu nên phải giảm 20 – 30% lượng thức ăn so với thông thường để tránh quá tải
  • Ngoài Gan Pro, bạn cũng có thể dùng Gan Plus để thay thế làm thuốc điều trị bệnh gan.

Cửa hàng Hóa chất Hoàng Gia Thịnh hiện đang bán chạy 2 dòng sản phẩm chuyên dụng đặc trị bệnh gan cho tôm là Gan Pro & Gan Plus. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm khoáng chất Superal để tăng hiệu quả trị bệnh và tăng năng suất tôm đạt chuẩn chất lượng.

Thuốc chuyên đặc trị điều trị về bệnh gan ở tôm

3. Bước 3: Xử lý nước sau khi trị bệnh

  • Bón vôi CaCO3 vào buổi đêm (vào lúc 22 giờ) cân bằng độ pH và ổn định tảo. 
  • Tiến hành ủ men vi sinh PowerLac để sử dụng cho buổi sáng tiếp theo. 

>>> Tham khảo: Cách ủ men vi sinh nuôi tôm đạt chuẩn!

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GAN TÔM BỊ SƯNG ĐỎ

Để phòng ngừa gan tôm bị sưng đỏ, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Chọn giống tôm khỏe mạnh

  • Lựa chọn con giống từ các trại giống uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không mang mầm bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe con giống trước khi thả nuôi bằng cách test PCR với các mầm bệnh như TSV, AHPN, WSD, DEHP,,,..

2. Cải thiện chất lượng nước

  • Thay nước định kỳ để loại bỏ các chất độc hại và cải thiện chất lượng nước.
  • Sử dụng các loại men vi sinh để xử lý đáy ao và phân hủy thức ăn thừa.
  • Điều chỉnh các yếu tố môi trường sao cho phù hợp với điều kiện sống của tôm: Giữ độ pH cân bằng ở mức 7-8, nhiệt độ trong nước giao động từ 27-31 độ C, nồng độ DO > 4.0 mg/L. Lưu lượng nước vào – ra khoảng 8-10 tiếng trở lại, tốc độ dòng chảy duy trì từ 0,1 m/s trở lên.

3. Cho tôm ăn thức ăn chất lượng

  • Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, liều lượng thức ăn phải phù hợp, tránh dư thừa.

4. Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm

  • Định kỳ sử dụng các loại thuốc sát trùng để diệt khuẩn và ký sinh trùng trong ao nuôi.
  • Bổ sung các loại vitamin, chế phẩm sinh học, thảo dược và khoáng chất để giúp tôm khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

5. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm

  • Quan sát các biểu hiện bên trong và bên ngoài của tôm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
  • Lấy mẫu tôm bệnh gửi đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.

Biện pháp phòng ngừa tôm bị bệnh gan

KẾT LUẬN

Bệnh sưng gan ở tôm là vấn đề đáng lo ngại trong nuôi trồng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Việc nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh sưng gan ở tôm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tôm và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Scroll to Top